CHUYỆN KINH DỊ VỊ TƯỚNG KHÔNG ĐẦU

Lý Phục Man - Một trong những danh tướng nằm trong TOP những cái chết kì lạ của sử Việt từ cổ chí kim, bị chém bay đầu, nhưng vẫn có thể một tay cầm thủ cấp của chính mình, một tay cầm dây cương phi ngựa về làng.  

Lý Phục Man
Danh Tướng Bị Giặc Chém Bay Đầu Nhưng Không Chết


        Lý Phục Man ( năm sinh không rõ - năm mất 547 ). Một vị anh hùng, một danh tướng tài giỏi, có công đánh nhà Lương, thu phục những bộ tộc người Man, được Lý Nam Đế ban cho quốc tính họ Lý và gọi là Lý Phục Man, nhưng không rõ tên tuổi, chỉ biết năm mất.
        Ông là người Làng Cổ Sở, sau đổi là Làng Giá gồm ba làng: Yên sở, Đắc Sở,Yên Thái thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội ngày nay. Một nhân vật rất nổi tiếng thời đó, được nhiều ngôi làng ở Bắc Bộ lập đền thờ và tôn là thành hoàng làng. Nhưng rất ít tài liệu ghi chép về ông, trong chính sử Việt Nam như: Đại Việt Sử Kí, Việt Nam Sử Lược,… Không có dòng nào ghi chép về tướng Lý Phục Man, có chăng cũng chỉ là dã sử, vì những huyền tích về tướng Lý Phục Man mang đậm màu sắc huyền bí. Bởi cái chết lạ thường trong một trận chiến, bị chém đứt đầu nhưng vẫn một tay cầm đầu một tay cầm cương phi ngựa, làm cho người ta thật là hú…hồn con chim én…!
        Lý Phục Man vốn người hương Cổ Sở (sau đổi thành Yên Sở). Ngay từ thuở thiếu thời ông là một người tài năng võ nghệ tuyệt vời, cưỡi ngựa bắn cung rất giỏi làm cho những con thú ở dưới đất phải khiếp sợ, cho đến những chú chim đang tung tăng bay lượng trên trời cũng phải bái phục trước tài thiện xạ của ông, lại có khả năng thuần trị được cả loài động vật to sát là voi rừng. 
        Đến tuổi thành niên, ngài theo vua Lý Nam Đế lập nhiều chiến công hiển hách, trấn trị được cả vùng Đỗ Động – Đường Lâm là nơi xa xôi hiểm trở khó bề cai trị. Với tài thao lược đã điều động binh tướng, quét sạch đạo tặc khiến dân chúng trong vùng rất mực tôn kính, khi quân Lâm ấp chiếm Cửu Đức (Hà Tĩnh ngày nay), đức vua tuyên phong ngài làm thống soái, dẫn binh dẹp giặc, chỉ trong một trận phá tan quân Lâm Ấp.
        Tin thắng trận truyền về cả triều Lý Lúc đó ai nấy cũng hết sức vui mừng vì thoát được một kiếp nạn nữa, riêng vua Lý Nam đế là vui mừng nhất, nên liền gã con gái cho Lý Phục Man.
        Vua Lý Nam Đế rất chú trọng bảo vệ biên cương nên xuống chiếu sai Lý Phục Man đi trấn giữ vùng biên cương Lâm Ấp. Năm 545, nhà Lương sai Trần Bá Tiên sang xâm lược Vạn Xuân.
        Vua Lý Nam Đế thất trận ở Chu Diên ( ngày nay thuộc Hưng Yên ) và vùng Gia Ninh ( ngày nay thuộc Việt Trì – Phú Thọ ), binh lính và tướng sĩ tử trận thương vong nâng lên quá nữa, Lý Nam Đế đành thu gom tàng binh rút về động khuất liêu thuộc Phú Thọ ngày nay. Danh tướng Lý Phục Man nghe tin bèn sai gia tướng củng cố doanh trại, cho một số quân trấn giữ những nơi trọng yếu, còn số quân còn lại theo Lý Phục Man về chi diện cho Lý Nam Đế. Nhưng chưa kịp đi thì bị quân Lâm ấp (Chiêm Thành) lợi dụng tình thế bất ngờ tấn công vào đêm khuya. Trước binh lực kẻ thù mạnh hơn nhiều lần ông cùng những gia tướng dưới chướng tung hết tài năng võ nghệ, chơi khô máu đột phá vòng vây quân địch. 
        Nhưng do quân địch quá mạnh nên quân ta thiệt hại từ từ, đánh nhau thật lâu tiếng gươm đao vang lên inh ỏi cả một vùng trời, một lát sau chỉ còn có Lý Phục Man một con kiến chóng chọi với cả đàn voi và ông cũng bị giặc chém đầu lìa khỏi cổ. 

 

Tượng Lý Phục Man

        Đều lạ thường là Lý Phục Man, đầu lìa khỏi cổ nhưng vẫn không chết, ông leo lên lưng ngựa một tay cầm đầu của chính mình, một tay cầm cương một mình phi ngựa như bay trước sự ngỡ ngàn đến đứng hình của quân Lâm Ấp. Ông phi ngựa thẳng về hướng quê hương, mãi cho đến khi gặp một bà lão bán hàng nước ngoài cổng làng Cổ Sở.

        Lý Phục Man mới hỏi: Này Bà Lão, người không có đầu có thể sống được không…? Đầu ta bây giờ đã lìa khỏi cổ, bà có cách nào giúp ta gắng đầu lại để tiếp tục đánh giặc được không…?

       Bà Lão : đứng hình một lát rồi trả lời, “Đồ điên”…! Ông là người cõi nào vậy, đứt đầu thì chết chớ sống làm sao được…, mà có sống thì ăn uống thế nào, thức ăn có xuống được bao tử không…!
        Lý Phục Man nghe đến đoạn này, bỏ chạy vào rừng đến bên bờ sông thì đầu từ tay rơi xuống đất, người thì thì gục trên lưng ngựa lúc đó Lý Phục Man mới thực sự chết.  Quả thật là anh hùng danh tướng khi xưa “ có chết thì cũng phải chết trên lưng ngựa ” đó là một cái chết vinh dự, một cái chết đẹp của một vị tướng.
Dân làng Yên Sở ngày nay truyền tay nhau rằng chính vạt rừng đằng sau đình Yên Sở là nơi chôn hài cốt của thần. Mộ phần của Lý Phục Man nằm dưới đáy đầm sen rộng 700 mét vuông và sâu 4 mét  giữa rừng. Người ta cấm dân làng đến đấy kiếm cành cây và hái quả, tất cả đều phải bán để cúng vào đình. Người đi săn muốn đem mồi săn đi mà không bị nguy hiểm, thì sau khi săn buộc phải đến cúng ở đền, nếu không thì thần sẽ làm cho họ đau ốm.
        Từ đó dân làng lập đền thờ ông ở Cổ Sở ngày nay là Yên Sở, gọi là đền Quán Gía (Hoài Đức, Hà Nội ) và nhiều nơi khác cũng lập đền thờ ông, tôn ông là thành hoàng làng.

 

                             Đền Thờ Lý Phục Man


        Trước khi tử trận, Lý Phục Man được giao nhiệm vụ trấn giữ vùng đất Lâm Ấp nên khi chết linh hồn ông trở thành một vị thần trấn giữ vùng đất này.
Gần 500 năm sau, khi vua Lý Thái Tổ trong một chuyến tuần du, dừng chân tại nơi đây, nằm mộng thấy một người kỳ dị đầu và người tách rời nhau quỳ gối trước vua. Người đó xưng là Lý Phục Man và tâu rằng: "Khi đất nước loạn lạc, chẳng ai nhận ra người bề tôi trung thành. Bây giờ mọi chốn đều yên ổn, nhật nguyệt tỏa sáng trên trời, kẻ tôi trung mới có dịp hiện ra", nói xong người đó biến mất. Nhà vua tỉnh giấc bèn truyền tạc một pho tượng thờ Lý Phục Man.

        Gần 250 năm sau (1251 – 1257 ), vua Trần Thái Tông, một hôm ghé thuyền ở bến đò Hồ Mã Tân, gần làng Yên Sở để ngủ đêm. Vua nằm mộng thấy ở giữa sông có một chiếc thuyền lớn tiến lại, vua mới hỏi: "Ai đó?", người đàn ông trên thuyền liền đáp: "Thần là Lý Phục Man. Thượng đế sai thần canh giữ chốn này để che chở cho dân". Nhà vua tỉnh dậy lập tức truyền mở rộng ngôi đền Lý Phục Man trang nghiêm hơn. Tương truyền rằng khi quân Nguyên Mông đến làng Cổ Sở thì ngựa không tiến lên được, nhờ thế mà trong trận này quân ta giết được khá nhiều quân Nguyên Mông và người ta tin rằng có thần hoàng làng Lý Phục Man giúp đỡ. 
        Năm 1285 giặc Nguyên Mông lại sang lần thứ hai, đi đến đâu chúng cũng đốt phá tan tành. Ấy mà làng này, sau khi giặc tan vẫn nguyên vẹn, không một vật gì bị phạm tới. Dường như có bàn tay của thần Lý Phục Man ngăn trở quân giặc vậy. Vua Trần Nhân Tông thấy thế liền tấn phong Ngài lên thêm một bậc là “Chứng An Vương” và sau đó là “Tả Quốc”.
        Năm 1947, giặc Pháp đã đốt phá gần hết đền Quán Giá, chỉ còn lại hai tam quan, ba bức tường và hậu điện. Sau này, trên nền cũ, nhân dân địa phương đã dựng lại cả ba nhà đại đình, trung đình và thượng điện, tuy có nhỏ hơn trước song vẫn bảo đảm sự thờ cúng trang nghiêm. 

        Lý Phục Man. Một trong những danh tướng nằm trong TOP những cái chết kì lạ của sử Việt từ cổ chí kim đầu lìa khỏi cổ mà vẫn có thể cưỡi ngựa về làng. “ Người đã chết nhưng ý chí tinh thần và sự dũng cảm thì chưa chết ” Phải chăng người xưa muốn nhắc con cháu sau này “ phải có ý chí dũng cảm, tinh thần chóng giặc mạnh mẽ thì mới có thể giữ yên đất nước”.