TỐNG THỊ - NGƯỜI ĐÀN BÀ LÀM NÁO LOẠN CHÍNH TRƯỜNG THỜI TRỊNH-NGUYỄN PHÂN TRANH

Tống Thị - "Đát Kỷ của Việt Nam".

                Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nói về việc gia đình thì một người đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện rất bình thường, nhưng một người phụ nữ một chồng ba con thêm bốn nhân tình trong khoảng giai đoạn TK XVII “ nhị đại quốc diễn nghĩa của Việt Nam” khi đó thì rất bất bình thường. Lúc bấy giờ đất nước phân ra đàng trong và đàng ngoài. Đàng trong là Chúa Nguyễn, đàng ngoài là vua Lê – Chúa Trịnh.
                Tống Thị - một người phụ nữ rất đẹp, có nhiều chồng và mang một tham vọng cực kì lớn. Được xem là người đàn bà dâm loạn nhất lịch sử Việt Nam, từng khuấy chọc cả triều Nguyễn với thành tích về kĩ năng làm tình, loạn luân với em chồng, xúi dục gian thần, trừng trị trung thần, cõng rắn cắn gà nhà, đứng núi này trông núi nọ,… Làm nghiêng ngã đến an nguy đàng trong của các chúa Nguyễn, khi đã có một chồng và ba con nhưng vẫn làm mê mệt hai vị chúa Nguyễn, một tôn thất nhà Nguyễn và một vị chúa Trịnh.
             Bà là con gái cả của cai cơ ông Tống Phước Thông làm quan lớn dưới triều Lê Mạc. Nổi tiếng với nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, da trắng như tuyết, môi đỏ như son, tóc đen như gỗ mun, dáng vóc của gái ba con mà tựa như gái còn son có thể nói là ngon từ thịt ngọt từ xương. Cộng thêm khả năng ăn nói duyên dáng, lời lẽ đong đưa gợi tình khéo léo, khiến các đấng quân vương thời đó mê mệt.

 

Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng Tống Thị.


            Tống Thị được gả cho vương tử Nguyễn Phúc Kỳ con trai trưởng của vị chúa thứ 2 họ Nguyễn - Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên, bà sinh cho gia tộc nhà Nguyễn được ba người con. Viễn tưởng, cứ lấy con trưởng là sẽ được kế thừa ngôi chúa đạt được ước nguyện đỉnh cao của bà ta, nhưng người tính không bằng trời tính, Nguyễn Phúc Kỳ qua đời đột ngột để lại cô nàng Tống Thị xinh đẹp và ba đứa con thơ. Tống Thị không chấp nhận với cuộc sống hiện tại, với tham vọng của mình bà muốn trở thành một bậc mẫu thiên hạ để nắm trong tay thật nhiều quyền lực.
               Lúc này khi con trai trưởng Nguyễn Phúc Kỳ qua đời, không lâu sau đó chúa Sãi cũng ra đi, vương tử thứ hai là Nguyễn Phúc Lan được tôn lên ngôi chúa, thường gọi là Chúa Thượng. Tống Thị thì ngày đêm suy nghĩ tìm cách trở thành mẫu nghi thiên hạ và trở nên thật là giàu có, chợt một luồng ánh sáng lóe lên trong đầu bà “ chà chà chắc chỉ có cặp bồ với em chồng mình là Nguyễn Phúc Lan thì mai ra”. Bà cười thúc thít kiểu khoái chí “hí hí hí”.
               Năm 1639, Tống Thị vào phủ yết kiến chúa Nguyễn Phúc Lan, bà ngồi than vãn về tình cảnh góa bụa. Chị bảo cho chú nghe thế này “ số là chồng chị đã đi xa rồi, để lại chị và ba đứa con thơ, chị thì không biết làm sao, vì quá nhớ thương chồng, mà chú thì là em tướng mạo giống chồng chị 80%,  hong ấy… thì…, cho chị hầu chú để đỡ nhớ chồng nhé…” Đùa thôi chớ lịch sử mà làm sao biết bà ta nói như thế nào, chỉ biết là than vãn với chúa Nguyễn Phúc Lan về cảnh mất chồng. Với vẻ đẹp nghiêng thành, tiếng nói nhẹ nhàng như rót mật vào tay, thêm nữa là cử chỉ gợi tình cùng thân hình được xem như là “hót gơ” thời đó làm cho chúa Nguyễn Phúc Lan như bị thôi miên khi nhìn ngắm và nghe những lời nói ngọt của bà.

                 Một lát sau bà tung chiêu bài quyết định thắng thua, trước lúc ra về tặng cho chúa vòng ngọc trăm hoa tỏa hương thơm ngát, giống như ngãi yêu của Thái Lan chỉ cần hít vào là dính bùa. Chúa thấy vậy mủi lòng, rồi ngửi thử, nào ngờ thứ hương thơm từ chuỗi vòng quả là "phê như cần sa" khiến chúa rạo rực và cho bà này ra vào cung tự do, ngày đêm loạn luân hoạn lạc. Các quan trọng thần lúc bấy giờ đều ra sức can ngăn vì một là biết bà có ý đồ lớn, hai là nghĩ lẽ đạo lý vì bà là chị chồng của chúa, nhưng chúa thì kiểu phớt lờ đi. Với kỹ thuật ái ân "tía rụng hồng rơi", Thị khiến chúa Nguyễn Phúc Lan từ vị minh quân mà bỏ bê triều chính, để chứng tỏ mối tình nồng đượm với người đẹp, chúa Thượng xây một lâu đài nguy nga tráng lệ để cùng Tống Thị hưởng tuổi xế chiều. Chúa bắt trăm họ lấy đá quý, gỗ quý, tập trung nhân công và thợ giỏi để thực hiện việc xây cất. Từ đó, người dân đã đói kém lại thêm sưu thuế nặng nề càng khổ ải. Trong vương phủ, những người oán ghét Tống Thị ngày càng nhiều thêm và ai ai cũng lo cho nghiệp chúa.
                 Được sự sủng ái tuyệt đối của Chúa, bà bắt đầu từng bước thực hiện tham vọng to lớn của mình bằng cách nhận tiền hối lộ của những người muốn mua quan bán chức, hễ ai mà muốn diệt trừ bà thì không khéo sẽ được hội tụ với ông bà, lên bàn thờ ngắm gà triệt lông ngay. Một khoảng thời gian sau Thị trở nên rất giàu có, với vô số nguồn tiền trong đó có cả nguồn tiền phi pháp, vàng thì khỏi phải bàn, tiền và vàng được xây kho riêng cất giữ.
                Những quan thần trong phủ Chúa hợp sức âm thầm tìm cách tiêu diệt Tống Thị. Lúc bấy giờ Nguyễn Phúc Trung dâng sớ tội lỗi của Tống Thị, cùng với một triều thần họ Phạm cần gươm xong thẳng vào phủ chúa mà tâu rằng: “Đợi chúng hạ thần tâu xong về tội trạng của Tống Thị thì chúa muốn chém muốn giết thì tùy.” Chúa Thượng sau khi nghe những lý lẻ của trung thần, đã sáng suốt nhận ra được mưu đồ của Tống Thị nên hất ra khỏi phủ chúa. 
                 Thị lúc này thất thế, Nguyễn Phúc Trung còn tức giận vì hành vi thông dâm và các trò lừa đảo, gian dối của bà, doạ sẽ chặt đầu bà bêu giữa chợ. Biết ông ta không phải là kẻ nói suông mà sẽ hành động một khi có cơ hội. Tống Thị cả sợ bèn tính đường liên kết với chúa Trịnh. Bà tìm cách viết thư cho cha mình là Tống Phước Thông đang được chúa Trịnh Tráng tin dùng. Trong thư có nội dung nôm na là “ kêu gọi chúa Trịnh Tráng đem quân vào Nam đánh chúa Nguyễn và cam kết rằng mình sẽ là người đốt lửa giật dây cho quân Trịnh Tráng. Bà còn hứa sau khi thắng trận bà sẽ ra hầu hạ chúa Trịnh” và tặng kèm thêm ngãi yêu là một vòng ngọc trăm hoa khiến Chúa Trịnh đọc thư, ngửi mùi hoa tự nhiên cảm thấy bồi hồi, thương mến, muốn gặp ngay người đẹp bèn lập tức quyết định Nam chinh, sai đô đốc Trịnh Đào thống lĩnh các đạo quân thủy bộ kéo vào xâm lấn Thuận Hóa vào năm 1643.

 

Chân dung Trịnh Tráng trong Trịnh gia chính phả.


                Quân Trịnh bị thua tan tác, giấc mơ gặp đại mỹ nhân của Trịnh Tráng thất bại, âm mưu của Tống Thị chưa bại lộ nên không bị Chúa Thượng trị tội. Năm 1648, chúa Trịnh lại cất quân vào Nam thêm một lần nữa, nhưng vẫn nhận thất bại. Thắng trận vẻ vang nhưng trên đường về đến phá Tam Giang, Phúc Lan qua đời đột ngột. Người ta nghi ngờ rằng, chính do Tống Thị tìm cách hạ độc vì ông có ý xử tội bà, Nguyễn Phúc Tần là người biết được sự việc, do chưa đủ chứng cứ để xét xử nên đành im lặng để Thị tự do nhưng vẫn trong vòng kiểm soát chờ kết quả điều tra. Nguyễn Phúc Tần lên nối ngôi cha gọi là Chúa Hiền.

 

Chúa Nguyễn Phúc Tần.


            Chỗ dựa vững chắc của Tống Thị đã sụp đổ, bà xoay ngược nước cờ quyết bước vào dinh Chưởng Cơ Nguyễn Phúc Trung. Cũng với những thủ đoạn cám dỗ bằng kế mỹ nhân và xâu chuỗi bách hoa ma quái khiến Nguyễn Phúc Trung vừa cầm hoa đã bồi hồi ngây ngất. Tống Thị một lần nữa đã làm xiêu lòng ông đại tướng có đời sống kỳ lạ, nổi tiếng độc ác. Phúc Trung người đã từng doạ lấy đầu bà trước đây hùng hổ bao nhiêu nay lại mềm yếu bấy nhiêu, nguyện cúi đầu trước sự mơn trớn của sắc dục. Hai người bắt đầu tư thông với nhau, Tống Thị lại bước vào mối tình loạn luân chị dâu em chồng thứ hai bất chấp miệng lưỡi, chê bai phỉ nhổ của người đời.
              Chưa thỏa mãn dục vọng, Tống Thị lại xúi giục Nguyễn Phúc Trung mưu đồ phản nghịch để soán đoạt ngôi chúa. Lúc này cơ mưu bị bại lộ, Nguyễn Phúc Trung bị tống giam rồi mất trong ngục còn Tống Thị thì bị chém và bêu đầu giữa chợ, gia sản to lớn bị tịch thu.
              Một người phụ nữ có một chồng và ba con nhưng bằng những biện pháp của mình lại làm say đắm thêm hai vị chúa Nguyễn và một tôn thất nhà Nguyễn,  một chúa Trịnh ở đàng ngoài, làm cho cơ nghiệp nhà Nguyễn lung lay không trụ vững thì quả thật là ghê gớm.
               Giống những người đàn bà lừng danh trong lịch sử, Tống thị hành động theo sức đẩy của hai tham vọng lớn: quyền lực và của cải. Để leo lên đỉnh cao quyền lực, bà không từ thủ đoạn nào, bất chấp luân thường đạo lý. Để làm giàu, bà lợi dụng quyền lực và câu kết với gian thương, ra sức bóc lột nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp, tạo nên một gia sản "nhất nhì ở Đàng Trong, giàu chỉ kém Chúa". Và dường như thương trường càng nghiệt ngã càng làm cho bà thêm ý chí, nghị lực và thủ đoạn để vươn lên. Dụng "của trời cho" làm lung lạc đấng quân vương. Bí quyết "sát" quân vương độc nhất vô nhị "ngải yêu" của Thị là chuỗi hoa vòng ngọc liên châu. Chúa cầm lên ngửi thấy mùi hương thơm ngát, lòng dạ bắt đầu "phiêu phiêu".
               Với sắc đẹp trời ban, nếu như làm những việc tốt hơn thì vẫn được triều thần và nhân dân thời đó yêu mến, nhưng đã là lịch sử thì không có chữ nếu như, vì đó là khía cạnh của một người có tham vọng thời đó. Ở đây chúng ta chỉ khơi gợi để tìm hiểu về những điều đặc biệt, nhằm hiểu thêm và yêu thêm lịch sử nước nhà.
              Sau khi dẹp được nàng kiều nữ Tống Thị chúa Nguyễn Phúc Tần rất chăm lo việc chính trị, không chuộng yến tiệc vui chơi. Tuy nhiên, năm 1652, một cô gái xuất thân nghề ca hát, quê ở Nghệ An, tên là Thị Thừa với nhan sắc xinh đẹp được lấy vào cung. Từ khi có được người đẹp, chúa Hiền lại nối theo gương cha mình bắt đầu chìm đắm trong tửu sắc, suốt ngày vui chơi cùng với người đẹp không đoái hoài gì đến việc chính sự nữa. Chúa nhân xem sách Quốc ngữ, đến đoạn chuyện vua Ngô Phù Sai mất nước vì nàng Tây Thi thì chợt tỉnh ngộ, lập tức sai Thị Thừa mang ngự bào cho Chưởng dinh Nguyễn Phúc Kiều, trong dải áo có giấu bức thư ngầm sai Kiều bỏ thuốc độc để giết Thị Thừa. Từ đó về sau chúa “chăm việc giảng võ, sửa sang khí giới, chiêu mộ người có đảm, có sức, tập trận voi, luyện thủy quân, mưu đồ tiến lấn ra ngoài bờ cõi”. Nhiều nhà sử gia đã bình luận như thế này: "Gái đẹp quả có mãnh lực vô biên, làm lung lạc cả đấng quân vương"

               Đến tận ngày nay chắc hẳn nhiều người thắc mắc hương thơm Tống Thị dùng là hương thơm gì. Sử liệu nói là vòng hoa nhưng ta hiểu bà đã tẩm ướp nó vào các lá thư gửi cho Trịnh Tráng và xức tẩm lên người. Có thể vĩnh viễn ta không còn biết được bà đã dùng loại nước hoa gì mà làm mê đắm đàn ông đến vậy. Duy chúng ta chỉ có thể nhận ra một thời hương thơm mỹ phẩm đã được người ta dùng rất nhiều. Qua những vật dụng để lại, giờ nhìn ngắm chúng, ta như ngửi thấy mùi son phấn huyền hoặc của người đàn bà được coi là quyến rũ nhất trong lịch sử Việt này.
                Có phải chính dư âm câu chuyện này mà thời ấy ai ai cũng dùng phấn dùng hương. Đây là thời đại của hương thơm, giá trị của con người quyết định từ hương thơm người đó tỏa ra chăng? Phải chăng dấu vết còn lại là những chiếc hộp, hũ bé bé xinh xinh được trang trí chim muông hoa lá và các hoa văn rất gần gũi với tâm hồn người Việt ngay cả hôm nay. Giá nó khá rẻ, các bạn đừng bỏ qua khi bắt gặp.