10 NGỌN NÚI CAO NHẤT TÂY NGUYÊN

NHỮNG NGỌN NÚI CAO NHẤT TÂY NGUYÊN

1. ĐỈNH NÚI NGỌC LINH:

    Với độ cao là 2.598m, núi Ngọc Linh đã chiếm vị trí đầu trong các đỉnh núi cao nhất Tây Nguyên. Núi Ngọc Linh nằm trong dãy Nam Trường Sơn từ dãy Bạch Mã đến hết cao nguyên Nam Trung Bộ) và nửa phía Nam Việt Nam (tức Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, các vùng phía Nam đèo Hải Vân).

*Đôi nét về Sâm Ngọc Linh:

    Ngọc Linh là loại sâm quý ở nước ta nên còn tên gọi như sâm Việt Nam. Loại sâm quý này được phát hiện tại miền Trung nước ta, mọc tập trung ở núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum hay huyện Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra còn thấy sâm phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn. Chúng sinh trưởng ở độ cao từ 1.200 – 2.100m so với mặt biển, mọc dày thành những đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên những mảnh đất nhiều mùn.

   Sâm ngọc linh là loại cây thảo cao 80 – 100cm, thân rễ nằm ngang trên hoặc dưới mặt đất khoảng 1 – 3cm, mang rễ con và củ. Thân rễ có sẹo, nhiều đốt. Các thân mang lá; tương ứng với một thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7cm. Trên đỉnh của thân mang các lá mọc vòng, có 5 – 7 lá chét với phiến lá hình trứng ngược. Hoa mọc giữa các lá thẳng với thân. Quả dài từ 0,8 – 1,0cm, rộng khoảng 0,5 – 0,6cm, có màu đỏ khi chín.

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân, rễ củ. Cũng có thể sử dụng cả lá và rễ con. Nói chung phải chọn loại sâm có từ 7 – 8 tuổi mới sử dụng tốt. Người ta dựa vào sẹo trên thân rễ để tính tuổi của sâm; sâm trên thân rễ có trên 10 sẹo ước tính là trên 8 năm tuổi.

Ảnh chụp Đỉnh Núi Ngọc Linh

2. ĐỈNH NÚI CHƯ YANG SIN:

      Chư Yang Sin là tên của một dãy núi ở Đắk Lắk, ở đây có đỉnh Chư Yang Sin cao 2442 m so với mực nước biển chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk lắk và của cả hệ thống núi cực Nam Trung bộ.

     Đỉnh Chư Yang Sin nằm ở địa phận huyện Krông Bông Đắk Lắk trong khu vực vườn quốc gia Chư Yang Sin rộng 58.000 ha với nhiều loài chim, thú, thực vật quý hiếm. Dưới chân núi có dòng thác Krông Kmar thơ mộng là một điểm du lịch hấp dẫn trong tour du lịch Đắk Lắk thượng nguồn của sông Krông Ana, một con sông lớn ở Đắk Lắk, một chi lưu quan trọng của sông Serepôk.

Ảnh chụp Đỉnh Chư Yang Sin

3. ĐỈNH NÚI MƯỜNG HOONG:

Với độ cao là 2400m so với mực nước biển. Ngọn núi Mường Hoong có đỉnh cao thứ ba ở Tây Nguyên. Vị trí của ngọn núi thuộc xã Mường Hoong huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum. Hằng năm có rất nhiều người đam mê leo núi chinh phục ngọn núi này.       

Ảnh chụp Đỉnh Núi Mường Hoong

4. ĐỈNH NÚI BIDOUP:

Đỉnh núi cao nhất của cao nguyên LangBiang là “Bidoup”, cao 2.287 mét. Về tên gọi “Bidoup” theo tiếng Cơ Ho có nghĩa là “Người đang nằm". Chuyện kể rằng, xưa kia Bidoup và Núi Bà là hai cô cháu. Bidoup là cháu còn “Núi Bà” là cô. Hai người sống bên nhau và người cô luôn lo lắng, chăm sóc cho cháu.

Càng ngày người cháu càng lớn, lớn mãi không ngừng, cao lớn hơn cả cô nên người cô bảo: "Thôi cháu hãy nằm xuống đi, chứ to cao thế này mà cứ đứng thì chạm vào ông trời mất". Thế là người cháu nằm xuống, và trở thành đỉnh Bidoup như ngày nay.

Ảnh chụp Đỉnh Núi Bidoup

5. ĐỈNH NÚI NGỌC NIAY:

          Đỉnh núi Ngọc Niay có độ cao là 2.259m. Hiện nay chưa có nhiều thông tin về ngọn núi này.

Ảnh chụp Đỉnh Núi Ngọc Niay.

6. ĐỈNH NÚI NGỌC PHAN:

     Ngọc Phan có độ cao là 2.251m thuộc Tây Nguyên. Thuộc khối núi Ngọc Linh

Ảnh chụp Đỉnh Núi Ngọc Phan

7. ĐỈNH NÚI LANGBIANG:

    Núi langbiang là một ngọn núi có tiếng ở Tây Nguyên nói chung và Đà Lạt nói riêng. Núi LangBiang có 2 ngọn là núi Ông và núi Bà. Núi Ông có độ cao là 2.124 m thấp hơn núi Bà 2.167m. Ngọn núi Bà có đường mòn dễ đi hơn so với núi Ông. Nên cân nhắc trước khi chinh phục 2 ngọn núi này. LangBiang là nơi tạo ra những đặc sản nổi tiếng tại Đà Lạt và được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt. Là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt.

Ảnh chụp Đỉnh Núi LangBiang

8. ĐỈNH NÚI NGOK LUM HEO:

          Với độ cao 2.116m. Thuộc trong dãy núi Ngọc Linh của Tây Nguyên.

Ảnh chụp Đỉnh Núi Ngok Lum Heo

9. ĐỈNH NÚI NGỌC KRINH:

Núi Ngọc Krinh với độ cao 2.066 m. Nằm ở trên ranh giới hai huyện Đắk Hà và Kon Plông.

Ảnh chụp Đỉnh Núi Ngọc Krinh

10. ĐỈNH NÚI HÒN GIAO:

       Ranh giới tự nhiên giữa huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hoà) và huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) là dãy núi Hòn Giao cao 2.062m.

Ảnh chụp Đỉnh Núi Hòn Giao