Đảo Thổ Chu – Khám phá “Viên ngọc thô” của miền Nam Tổ Quốc

Đảo Thổ Chu là một trong những điểm du lịch khám phá lý tưởng nhất cho những ai muốn tìm về với thiên nhiên hoang dã ở miền Tây. Những cảnh đẹp chưa có dấu vết con người, nét mộc mạc từ những cành cây ngọn cỏ hòa cùng với nền ẩm thực nơi đảo hoang là những yếu tố tuyệt vời của Thổ Chu. Để không bỏ lỡ bất kỳ trải nghiệm lý tưởng nào trên đảo, hãy cùng chúng tôi khám phá quần đảo Thổ Chu này nhé!

Đôi nét về Đảo Thổ Chu

Một xã đảo hoang sơ, hùng vĩ giữa biển khơi – Thổ Chu, sẽ là lựa chọn tuyệt hảo nhất định bạn không nên bỏ qua. Quần đảo Thổ Chu hẳn vẫn còn là cái tên xa lạ, nhưng phải đến mới biết sức hút nơi đây.

Ý nghĩa tên gọi Thổ Chu?

Đảo Thổ Chu là tên gọi khác của quần đảo Thổ Châu. Vào thời hoàng đế Gia Long (Nguyễn Ánh), trong kỳ bôn tẩu nơi đây đã đặt là Thổ Châu. Về sau được người dân gọi là Thổ Chu vì Châu và Chu có nét viết giống nhau theo Hán tự. Nhiều thế kỷ trước, theo hải đồ của người phương Tây, đảo Thổ Chu được ghi dưới tên Poulo Panjang. Theo tiếng Mã Lai có nghĩa là đảo dài/ cù lao dài.

Thổ Chu

Toàn cảnh đảo Thổ Chu

Quần đảo Thổ Chu thuộc tỉnh nào nước ta?

Quần đảo Thổ Châu nằm trong Vịnh Thái Lan và là cực tây nam của tổ quốc. Thuộc xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.  Phần lớn dân cư của Thổ Châu là lực lượng hải quân và biên phòng lập gia đình và định cư tại đây, còn lại là dân nhập cư. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản.

Đảo Thổ Chu

Cổng chào vào thị trấn đảo bình dị lại dễ gần

Vì đảo nằm gần đường biển quốc tế, do đó có vị trí quân sự vô cùng quan trọng. Được bố trí lực lượng biên phòng nghiêm ngặt để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Có lẽ vì thế mà nơi đây không có nhiều các hoạt động du lịch. Nhưng nhờ đó mà Thổ Chu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, dung dị và rất đỗi bình yên.

Phương tiện đi tới đảo Thổ Châu 

Có 2 cách để di chuyển đến đảo Thổ Châu, bạn có thể thao khảm:

Tới Thổ Châu từ Phú Quốc:

Đảo Thổ Châu cách mũi Cà Mau 80 hải lý và cách đảo Phú Quốc 100km. Bạn bay tuyến Hà Nội, Sài Gòn hoặc Rạch Giá để đến sân bay Phú Quốc. Rồi từ Phú Quốc bạn đón tàu đi Thổ Chu.

Tàu đi Thổ Châu số hiệu KG5 & PQ09. Dưới đây là lịch trình tàu đi và đến đảo:

  • Tàu đi đến Thổ Châu thường khởi hành vào lúc 8h sáng ngày 10,15,20,25,30 hàng tháng.

  • Và chuyến trở về khởi hành vào lúc 5h sáng các ngày 6,11,21,25 hàng tháng.

Khi tàu đã đến nơi neo đậu, bạn đi ghe nhỏ trung chuyển vào đất liền với giá 20.000 VNĐ/ người còn giá vé trên tàu là miễn phí. Thời gian đi mất khoảng 5 đến 6 tiếng. Bạn chỉ có 2 lựa chọn: ở trên đảo 15 tiếng, hoặc 6 ngày.

Quần đảo Thổ Chu

Cột mốc A1 của nước nhà

Tới Thổ Châu từ Rạch Giá

Từ Rạch Giá đi tàu hơn 16 tiếng sẽ đến được Thổ Châu. Do vậy đây không hẳn là sự lựa chọn tốt nhất với những du khách hay bị say sóng. Với số lượng tàu di chuyển ít nên không phù hợp với du khách có ý định du ngoạn ngắn ngày. Lịch trình tàu chạy như sau:

  • Tàu khởi hành vào lúc 8h sáng ngày 5 hàng tháng

  • Tàu trở về vào ngày 26, 30 tùy tháng.

Tới đảo Thổ Chu mùa nào đẹp nhất? 

Thời tiết ở Thổ Chu được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Theo người dân địa phương, Thổ Chu “đã” nhất vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào khoảng thời gian này thời tiết mát dịu, gió yên biển lặng, rất thích hợp để tham quan, ngắm cảnh. Du khách sẽ được chìm đắm trong cảnh sắc hùng vĩ nhưng yên bình. Trong xanh và yên ả như một bức tranh phong cảnh siêu thực của Thổ Chu.

Thổ Chu

Nghỉ ngơi nơi biển xanh là trải nghiệm tuyệt vời

Các điểm tham quan hoạt động vui chơi ở đảo Thổ Chu

Hành trình đến Thổ Châu tuy không dễ dàng nhưng bù lại bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh của một hòn đảo hoang sơ tuyệt đẹp này.

Tắm biển trên đảo Thổ Chu

Trên đảo có bốn bãi biển gồm bãi Ngự, bãi Dong, bãi Mun và bãi Nhất. Trong đó bãi Ngự và bãi Dong là hai bãi lớn nhất. Đến Thổ Châu, nếu hỏi người dân nên tắm biển ở bãi nào, thì họ đều sẽ chỉ bạn ra Bãi Ngự. Nước biển ở bãi Ngự trong xanh và ít rác thải. Trên bờ lại có nhiều hàng cây phong ba, câu, dừa dọc theo bờ biển rất thích hợp để chụp ảnh. Không chỉ vậy, nơi này có cảng biển lớn nhất đảo. Khung cảnh người và tàu thay phiên nhau tấp nập trông rất náo nhiệt và tràn trề sức sống.

quần đảo thổ chu thuộc tỉnh nào

Tắm biển thỏa thích trên đảo hoang

Đi dạo vòng quanh đảo

Thổ chu có những con đường xuyên đảo, nối giữa Bãi Ngự và Bãi Dong. Có 2 cách để đi dạo vòng quanh đảo

  • Đi theo đường vòng quanh đảo.

  • Đi theo đường xuyên núi.

đảo thổ chu

Đi vòng quanh khám phá đảo hoang

Nếu bạn thuộc tuýp người thích du ngoạn, tham hiểm hãy đi theo đường xuyên núi. Đoạn đường quanh co dưới tán rừng nguyên sinh đầy hoang dã. Suốt dọc hai bên đường, có rất nhiều cây cổ thụ có “thân hình” cao to lực lưỡng như mật nhân, huyết rồng, dứa gai. Cả một vùng trời xanh mướt, cùng tiếng gió xào xạc, tiếng chim bay vung cánh hót ríu ran. Cảnh vật hùng vỹ mà yên bình làm sao.

đảo Thổ Châu

Đảo Thu Chu xanh mát một vùng trời

Ngọn Hải Đăng

Ngọn hải đăng ở đảo Thổ Chu cao 140m. Tầm nhìn hướng xuống làng mạc và biển cả nơi có ngư dân đang đánh bắt thuỷ hải sản. Do vậy đây là nơi mà lực lượng biên phòng quan sát đảo.

đảo thổ châu

Trạm hải đăng duy nhất trên đảo Thổ Châu

Đứng từ đây, bạn có thể hít trọn bầu không khí trong lành mà không sợ khói bụi ô nhiễm như chốn thành thị. Ngắm nhìn thiên nhiên rộng lớn và cảnh lao động vất vả của ngư dân, bạn sẽ càng thêm yêu tổ quốc Việt Nam. Và thầm lặng cảm ơn những chiến sĩ đã hy sinh mình để ở đây, canh giữ và bảo vệ an ninh tổ quốc.

Lặn ngắm san hô nơi biển Thổ Châu

Ở Thổ Châu có đến 99 loài san hô với hình dáng, màu sắc đa dạng và phong phú. Dưới làn nước biển trong vắt, bạn có thể nhìn thấu tận đáy nơi có đàn cá bơi tung tăng xuyên qua rặng san hô đầy sắc màu. Hoà mình vào dòng nước xanh, lặn ngắm những rặng san hô là hoạt động nổi bật và thú vị nhất mà du khách không nên bỏ qua khi đến quần đảo Thổ Chu.

quần đảo thổ chu thuộc tỉnh nào

Lặn ngắm san hô thú vị tại đảo

Thăm các di tích, điểm tâm linh trên đảo Thổ Chu

Nói về lịch sử trên đảo Thổ Chu phải nhắc đến cuộc kháng chiến chống lại chế độ diệt chủng Pôn Pốt (Khmer Đỏ, tháng 5 năm 1975).  Một biến cố lịch sử đau thương, bi thảm của nhân dân ta trong. Đừng quên đến thăm Đền thờ Thổ Châu nơi thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các liệt sĩ và linh vị hơn 500 đồng bào Thổ Chu anh dũng hy sinh.

thổ chu

Đền Thổ Châu linh thiên trên đảo

Ngoài ra trên đảo còn có Đền thờ Hoàng đảo Thổ Chu. Một bên thờ Miếu Bà Chúa xứ, bên còn lại thờ Lăng Ông Nam Hải. Mỗi dịp đánh bắt xa bờ, người dân ở đây đều đến đền để thờ cúng cầu an toàn. Hàng năm, vào ngày 24 và 26 tháng 2 âm lịch, người dân lập lễ vía Bà, lễ Ông. Cầu xin mưa thuận gió hòa, thuyền bè đánh bắt thuận lợi. Và cũng là dịp để bà con tổng kết lại những chuyến đi biển trong năm.

Ghé hòn Nhạn ngắm chim Nhạn

Thổ Chu là nơi hàng vạn con chim Nhạn đến làm tổ và sinh sống chứ không có bất kì cư dân nào sinh sống. Hàng năm từ tháng 10 đến tháng 3 là khoảng thời gian chim Nhạn sẽ kéo về làm tổ và đẻ trứng. Có dịp đến vào mùa Nhạn đẻ trứng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những đàn chim sải cánh bay trên bầu trời xanh thăm thẳm. Ngoài ra ở đây cũng có những vách đá cao hùng vĩ. Đặc biệt là điểm A1 đường biên giới trên biển của nước ta.

quần đảo thổ chu thuộc tỉnh nào của nước ta?

Hòn nhạn đầy chim vào mùa sinh sản

Khám phá hòn Xanh

Như tên gọi, hòn Xanh có được bao phủ một màu xanh mươn mướt bởi nhiều loài cây cối và những tảng đá phủ đầy rêu. Được ví von như một khu bảo tồn sinh thái mini. Đây là địa điểm trú ngụ của nhiều loài động vật như khỉ, trăn, kỳ đà.. Đặc biệt, nơi đây luôn xanh mát những thảm cỏ, cây cối phong phú.

quần đảo thổ chu

Rêu xanh mọc đầy trên những phiến đá

Trải nghiệm cuộc sống ngư dân

Đến thăm làng chài của đảo Thổ Chu, bạn sẽ được chứng kiến tường tận về cuộc sống bận rộn, hối hả của ngư dân. Xem cách họ chuẩn bị thuyền cho chuyến đánh bờ xa ngày, xem cách họ buông xuồng kéo lưới. Khi quan sát cuộc sống của họ, bạn mới thấu rõ để có được những thức ăn hải sản tươi ngon, người ta đã phải tốn nhiều công sức như thế nào.

quần đảo thổ chu

Du khách trải nghiệm đánh bắt cùng ngư dân

Ngoài ra, ngư dân ở đây rất hiền lành, chất phác và mến khách. Bạn có thể xin họ cho phép mình cùng tham gia đánh bắt hải sản như câu mực, kéo chài lưới.

Ăn uống ở Thổ Châu 

Trên đảo có đầy đủ các các thể loại từ quán ăn, nhà hàng, quán cafe nên bạn không cần lo lắng sẽ ăn gì trên đảo. Hải sản trên đảo không cần nói cũng đủ biết mức độ tươi sống, ngon lành như thế nào. Bạn có thể thưởng thức các món ngon như: các loại hải sản nướng trụi (ốc, mực, ghẹ, tôm, cá, nhum…), xào cùng bơ tỏi hoặc đem đi rang muối cũng rất ngon.

Đảo Thổ Châu

Hải sản cực ngon trên đảo Thổ Chu

Ngoài ra bạn còn có thể mua trực tiếp tại quán ăn rồi nhờ chế biến giúp. Hoặc du khách có ý định cắm trại, bạn nên ghé chợ tìm mua các loại mực, sò, ốc rồi mang ra trại tự chế biến theo cách của mình.

Khách sạn nhà nghỉ ở Thổ Châu

Vì hình thức du lịch còn kém, chưa được phát triển mạnh nên hiện không có khách sạn hoặc nhà nghỉ nào để du khách lưu chân. Tuy nhiên có 3 cách qua đêm tại Thổ Châu mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Ở nhà người dân: bạn có thể tới tìm và xin ở nhờ nhà người dân tại bãi Ngự. Các cô chú ở đây rất hiền lành nên đừng lo ngại nhé.

  • Nghỉ qua đêm tại đồn biên phòng: đừng nghe đến quân nhân đã hoảng sợ. Các chiến sỹ ở đây vô cùng tốt bụng. Bạn lưu ý đừng đi lung tung vào những khu cơ mật tránh bị trách phạt.

  • Cắm trại ngoài trời: đây là hình thức được nhiều du khách áp dụng nhất. Vừa tận hưởng không gian thanh bình, hoang sơ lại vô cùng thoải mái. Địa điểm lý tưởng cho việc dựng trại là tại hòn Xanh hoặc bãi Ngự.

quần đảo thổ chu thuộc tỉnh nào của nước ta?

Nhiều bạn trẻ lựa chọn cắm trại trên đảo ngắm hoàng hôn

Cơ sở hạ tầng trên đảo hiện nay cũng khá đầy đủ và tiện nghi. Máy phát điện 24/7, mạng viễn thông Viettel, trạm xá quân dân y kết hợp… nên bạn không cần lo lắng quá nhiều.

Những lưu ý khi tới đảo Thổ Chu

Vì là vùng quân sự được quản lý nghiêm ngặt bởi Quân khu 9, biên phòng tỉnh Kiên Giang. Do đó có một số điều bạn cần lưu ý khi đến với Thổ Châu:

  • Giấy cấp phép từ các cơ quan quản lý. Không nên đi trên 10 người, đông quá sẽ khó xin giấy phép.

  • Không phải ở đâu cũng có thể chụp ảnh. Bạn cần xin phép ban quản lý, nếu là khu vực cấm, bạn không được chụp hay lưu giữ bất kỳ hình ảnh nào.

  • Không được tự ý cắm trại, đốt lửa trại nếu chưa xin phép.

  • Ngoài ra, trên đảo chỉ có sóng điện thoại chứ không có sóng 3G. Do đó bạn nên dùng sim Viettel khi lên đảo để tiện cho việc tìm kiếm, liên lạc.

  • Cân nhắc thời gian kỹ lưỡng trước khi du lịch vì chuyến tàu ở đây rất ít, thời gian lưu trú dài hạn.